Các địa điểm du xuân lý tưởng thu hút du khách thập phương thường là những nơi linh thiêng, quần thể di tích lịch sử văn hóa ngàn đời của dân tộc. Những ngôi chùa lớn khởi nguồn của Phật Giáo như chùa Hương, chùa Yên Tử sau Tết luôn thu hút hàng triệu phật tử từ Bắc vào Nam về hành hương cầu bình an. Với mong muốn gặp nhiều may mắn, làm ăn phát tài phát lộc, du khách thường chọn Đền Trần Nam Định, Đền Bà Chúa Kho để xin lộc rơi, lộc vãi, cầu một năm thuận buồm xuôi gió
1. Chợ Viềng, Nam Định – Địa điểm du xuân cầu may bán rủi
Theo gia phả họ Trần, chợ Viềng có từ thời cổ xưa, hình thành theo tục lệ làng xã là phiên chợ cầu may đầu năm nổi tiếng ở Nam Định, chỉ họp duy nhất một lần trong năm, tổ chức họp từ đêm mùng 7 – mùng 8 tháng tháng 1 âm lịch.
Chợ Viềng Nam Định có tới 4 chợ gồm chợ Viềng Phủ Dầy ở huyện Vụ Bản, chợ Viềng Chùa Bi ở huyện Nam Trực, chợ Viềng ở xã Mỹ Trung thuộc huyện Mỹ Lộc và chợ Viềng ở thôn Hải Lạng, xã Nghĩa Thịnh thuộc huyện Nghĩa Hưng. Trong đó chợ viềng Phủ là chợ chính của Nam Định, thu hút nhiều khách thập phương nhất.
Mặc định hàng năm, cứ tới ngày phiên chợ họp, chợ Viềng tập trung đông kẻ bán người mưa từ khắp tứ xứ gần xa. Có một điều đặc biệt tại phiên chợ này chính là người bán không nặng nề việc bán đắt hàng, còn người mua cũng không quá quan trọng việc mua đắt hay rẻ, họ mua với mong ước lấy lộc, cầu may mắn và suôn sẻ cho một năm mới.
Tại chợ Viềng Phủ, mặt hàng được bày bán khá đa dạng như cây cảnh, cây giống, các loại thịt trâu – bò nhưng chủ yếu là bán các đồ nông cụ, sản xuất nông nghiệp như cuốc, xẻng, liềm, quang gánh, thúng, mủng
Vốn là phiên chợ mua may bán rủi đầu năm, khách tới chợ Viềng mua hàng không cần mặc cả, người bán không cần nói thách sẽ mang tới may mắn và thuận lợi cho cả đôi bên. Khi tham quan chợ viềng nên ăn mặc kín đáo và thoải mái, chị em hạn chế mặc những outfit đầm body sang trọng quý phái hay những bộ cánh quá điệu đà và cắt xẻ táo bạo sẽ không phù hợp.
Do phiên chợ họp một lần duy nhất đầu năm nên có rất nhiều khách thập phương đến thăm quan, du xuân, việc chen lấn, xô đẩy vẫn xảy ra, khách tham dự phiên chợ cần chủ động bảo vệ tài sản cá nhân tránh kẻ gian lợi dụng.
Để tiện tham quan chợ lúc nửa đêm, du khách cần đặt trước phòng nghỉ và chỗ gửi xe bởi dịch vụ tại đây còn ít và hạn chế, tình trạng cháy phòng và tăng giá vé gửi xe đến chóng mặt vẫn diễn ra thường xuyên.
2. Chùa Hương, Hà Nội – Địa điểm du xuân lễ chùa đầu năm
Chùa Hương trong khu thẳng cảnh Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội là một trong những địa điểm du xuân đầu năm gần Hà Nội, cách trung tâm thủ đô chỉ 62km hướng về phía Tây Nam. Nơi đây được xem là quần thể di tích thể hiện văn hóa đạo Phật đặc trưng với nhiều đền chùa và hang động.
Lễ hội chùa Hương khai hội từ ngày mùng 6 Tết, kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch hàng năm. Chính hội chùa Hương đông nhất từ rằm tháng Giêng đến ngày 18 tháng 2 âm lịch, trên 4 tuyến Thanh Sơn, tuyến Hương Tích, tuyến Tuyết Sơn và tuyến Long Vân.
Hành hương đến với chùa Hương những ngày đầu năm, du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác đi đò lênh đênh trên dòng suối Yên thơ mộng dài 4km, ngắm nhìn cảnh núi non hùng vĩ và cảm nhận không gian thanh bình của miền đất Phật.
Mỗi ngày có hàng trăm thuyền đò tấp nập chở du khách vào chùa Hương. Sau những giây phút thư thái trên dòng suối, du khách bắt đầu hành trình mới leo núi, ngắm hang, động như lạc vào nơi tiên cõi phật.
Giá vé tham quan chùa Hương du Xuân 2023 mới nhất là 130.000 đồng/lượt đã bao gồm cả giá đi đò. Tuy nhiên do lượng du khách trẩy hội quá đông, các chuyến đò thường chở quá người quy định, tắc đò thường xuyên diễn ra.
Có tình trạng một số chủ đò thu tiền trước nhưng bỏ mặc khách ngồi chờ mà không quay lại, khách thập phương đi hội chùa Hương cần phải chú ý.
3. Chùa Yên tử, Quảng ninh – Địa điểm du xuân miền Bắc linh thiêng
Cứ mỗi dịp Tết đến, xuân về, chùa Yên Tử Quảng Ninh lại thu hút hàng triệu lượt du khách thập phương ghé đến du xuân vãn cảnh và lễ Phật, cầu may, cầu lộc mong cho năm mới thuận hòa, ấm no. Tọa lạc tại ngọn núi Yên tử cao 1068m, Chùa Yên Tử, Quảng Ninh được đúc hoàn toàn bằng đồng với độ cao 3m và rộng 12m.
Nơi đây là đỉnh thiêng du lịch tâm linh bậc nhất Việt Nam, không chỉ gây ấn tượng với quần thể chùa chiền rộng, du khách thập phương còn phải đắm đuối trước sự hùng vĩ và nên thơ của núi rừng khi ngắm nhìn từ trên xuống dưới.
Thời gian du xuân chùa Yên Tử lý tưởng nhất là từ ngày mùng 10 tháng Giêng đến hết tháng 3 theo âm lịch. Tại Yên tử sẽ diễn ra lễ hội tôn vinh công đức của vua Trần Nhân Tông, Phật Hoàng đã sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm.
Từ Hà Nội đến Yên Tử có thể lựa chọn nhiều hình thức di chuyển như phương tiện cá nhân, phương tiện công cộng. Du xuân đầu năm thời tiết tại đây khá lạnh, hay mưa, du khách cần ăn mặc kín đáo và mang theo áo khoác, mũ, áo mưa hoặc ô. Outfit gợi ý có thể diện áo thun mix áo khoác da bò và quần jean.
Tuy có cáp treo nhưng để hành hương về thánh địa Phật giáo tại Việt Nam, du khách vẫn phải leo một quãng đường núi khá dài nên cần chuẩn bị giày thể thao và gậy chống.
Nếu muốn lễ Phật, đi chùa nên chọn các loại lễ ngọt chay tịnh như xôi, oản, hoa quả… không nên mang lễ mặn và tiền vàng khi dâng lễ tại chùa. Quý khách có thể đem theo tiền lẻ để bỏ hòm công đức, không mang nhiều tiền mặt phòng ngừa kẻ gian trộm cắp.
4. Chùa Tam Chúc, Hà Nam – Địa điểm du xuân lễ chùa lớn nhất thế giới
Chùa Tam Chúc được biết đến là địa điểm văn hóa, du lịch tâm linh lớn nhất thế giới. Nơi đây mỗi dịp lễ Tết đón nhận hàng triệu du khách và Phật tử khắp cả nước về hành hương lễ Phật.
Chùa nằm ở thị trấn Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam, ước tính cách thành phố Hà Nội gần 70km. Chùa có vị trí sơn thủy hữu tình rất đặc biệt, mặt hướng hồ Lục Ngạn, lưng tựa núi Thất Tinh, xung quanh được bao bọc bởi những núi đá vôi hùng vĩ tạo nên khung cảnh thơ mộng và trữ tình.
Thời điểm hành hương du xuân, xin lộc tại chùa lý tưởng nhất là từ ngày mùng 10 tháng Giêng đến hết tháng 1 âm lịch hoặc vào mùa thu khí hậu mát mẻ.
Khi vào chùa Tam Chúc, Hà Nam không phải trả vé tiền vào cửa nhưng phải lựa chọn 1 trong 1 phương tiện di chuyển tham quan là xe điện hoặc thuyền. Nếu đi xe điện giá vé khứ hồi 90.000 đồng/khách, nếu đi thuyền loại thường giá vé khứ hồi loại là 200.000 đồng/khách, đi thuyền VIP vé khứ hồi là 240.000 đồng/khách.
Khi đến du xuân tại chùa Tam Chúc nên chọn trang phục kín đáo lịch sự, phối đồ với giày boot nữ đế thấp hoặc giày thể thao sẽ dễ di chuyển. Hãy bước vào điện thờ từ cửa hai bên không bước vào từ cửa chính giữa, không nên thắp hương trong chùa mà nên thắp tại các đỉnh hương đặt bên ngoài.
5. Chùa Bái Đính, Ninh Bình – Địa điểm lễ chùa du xuân năm mới hấp dẫn
Thuộc quần thể Danh thắng Tràng An nằm trên núi Bái Đính, Gia Viễn, Ninh Bình, chùa Bái Đính là ngôi chùa xác lập nhiều kỷ lục nhất hiện nay như khu chùa rộng nhất Việt Nam, chùa có tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, chùa có giếng lớn nhất Việt Nam…
Quần thể di tích cách thủ đô Hà Nội 110km, quãng đường khá xa do đó du khách muốn đến du xuân nên đi xe khách hoặc xe taxi để đảm bảo an toàn.
Kiến trúc chùa Bái Đính rất đồ sộ, thiết kế mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của Việt Nam. Nơi đây là địa điểm du xuân, du lịch hấp dẫn của Ninh Bình. Lễ hội chùa Bái Đính, thường khai mạc ngày mùng 6 Tết và kéo dài cho đến hết tháng 3 âm lịch.
Đến Bái Đính du khách có thể tham quan khu chùa Bái Đính cổ, hang sáng, động tối, đền thờ thánh Nguyễn, đền thờ thần Cao Sơn, giếng ngọc… Phương tiện đi lại tại Bái Đính chủ yếu là xe điện, khách thập phương có thể mua vé ở khu vực bãi gửi xe.
Giá vé xe điện khoảng 60.000 đồng/người, giá vé tham quan Bảo tháp 50.000 đồng/người. Nếu thuê hướng dẫn viên giá vé 300.000 đồng/tour.
6. Chùa Phật Tích, Bắc Ninh – Địa điểm lễ chùa du xuân năm mới nổi tiếng
Khi tìm kiếm các địa chỉ du xuân miền Bắc, không thể bỏ qua chùa Phật Tích, Tiên Du, Bắc Ninh. Chùa có lịch sử lâu đời, kiến trúc đậm dấu ấn thời kỳ nhà Lý trị vì. Chùa Phật Tích nằm trên sườn núi Lạn Kha hướng về phía Nam, có nhiều pho tượng cổ được xem như bảo vật của quốc gia.
Chùa có 5 gian bảo thờ Phật, Đức A Di Đà cùng các vị tam thế, 8 gian nhà Tổ và 7 gian nhà thờ Mẫu. Chùa được thiết kế kiến trúc theo kiểu Nội công ngoại quốc hết sức hoành tráng, đường nét công phu và tinh xảo được đông đảo du khách quan tâm.
Du xuân tại chùa Phật Tích, du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm tham quan gian bảo thờ Phật, các vị Tam thế và Đức A di đà. Ngoài ra còn có thể chiêm ngưỡng nhà Tổ và nhà thờ Mẫu linh thiêng để cầu may, xin tài lộc.
Chùa mở cửa đón tiếp khách tham quan từ 05h00 sáng đến 18h00 chiều, lễ hội chính diễn ra vào ngày mùng 4 Tết hàng năm. Nếu đi du xuân, du khách nên đi chùa vào buổi sáng, mặc lịch sự nên chọn những mẫu áo khoác blazer trẻ trung mix quần âu. Có thể đi xe máy, thuê xe riêng hoặc xe khách để thuận tiện và chủ động trong kế hoạch vãn cảnh đầu năm.
7. Đền Hùng, Phú Thọ – Địa điểm du xuân vãn cảnh hướng về cội nguồn
Đền Hùng vừa là di tích lịch sử, đồng thời cũng là thẳng cảnh đẹp, địa điểm du xuân đầu năm được nhiều người lựa chọn để cầu tài lộc và bình an. Nơi đây được ví như cội nguồn của dòng giống tiên rồng của mỗi người dân Việt Nam.
Lễ hội Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ diễn ra vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, tuy nhiên người dân thường đi lễ từ những ngày đầu năm, không chỉ để cầu may mà còn để du ngoạn, gác lại những lo toan phía sau để tận hưởng không gian tĩnh mịch, linh thiêng trong tiết trời xuân.
8. Đền Trần, Nam Định – Địa điểm du xuân đầu năm không nên bỏ qua
Tọa lạc ngay tại đường Trần Thừa, Lộc Vượng, thành phố Nam Định, Đền Trần chật cứng du khách về xin ấn, du xuân ngày rằm tháng Giêng. Đền Trần nơi đây tôn thờ 14 vị vua Trần, hàng năm cứ nhằm ngày 14 – 16 tháng 1 âm lịch sẽ diễn ra Lễ hội Đền Trần. Có nhiều hoạt động như rước kiệu Ngọc Lộ, rước nước, lễ cá, múa lân… đặc biệt là lễ khai ấn.
Người dân quan niệm và tin rằng nếu có được Ấn Đền Trần sẽ được thăng tiến và thành đạt trong công danh, sự nghiệp. Ấn chỉ được lấy đúng vào khoảng thời gian từ 23h – 24h của ngày 14 tháng Giêng, vì vậy người dân nô nức, chen chúc mong xin được ấn vào khoảnh khắc linh thiêng.
Đền Trần Nam Định cách Hà Nội khoảng 85km, nếu đi du xuân du khách nên đi bằng ô tô khách hoặc tàu hỏa. Đúng ngày chính hội sẽ rất đông, nên chủ động cất giữ tài sản, tránh kẻ gian lợi dụng móc túi.
9. Tây Thiên, Vĩnh Phúc – Địa điểm du xuân được nhiều du khách lựa chọn tại miền Bắc
Tây Thiên là khu di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng với ngôi chùa thờ Quốc mẫu linh thiêng. Tọa lạc tại núi Thạch Bàn, Đại Đình, Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Quần thể tâm linh cách Hà Nội khoảng 80km về phía Tây Bắc, thu hút nhiều du khách thập phương về hành hương bái phật, cầu tài, cầu lộc.
Từ Hà Nội du xuân đến Tây Thiên có thể đi bằng các phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy hoặc đi xe khách, xe bus. Đường lên Tây Thiên du khách có thể đi cáp treo hoặc leo bộ, tùy theo sở thích.
Đến với Tây Thiên Vĩnh Phúc, quý khách nên đến tham quan Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên, Đại Bảo Tháp Mandala, Đền Thõng. Cảnh vật tại đây vừa hùng vĩ vừa thơ mộng trữ tình sẽ mang đến nhiều cảm xúc trong chuyến vãn cảnh ngày đầu năm mới.
Thời điểm du lịch Tây Thiên có thể đi quanh năm, tuy nhiên phù hợp nhất là vào mùa lễ hội Tây Thiên diễn ra vào ngày 15 tháng 2 âm lịch.
10. Đền bà Chúa Kho, Bắc Ninh – Địa điểm du xuân xin lộc đầu năm
Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh là nơi thờ Linh Từ Quốc Chế, một người phụ nữ xinh đẹp, thông minh. Bà có công chiêu dân lập ấp, khai khẩn ruộng nương và giúp vua Lý tổ chức sản xuất…
Hàng năm vào ngày 14 tháng Giêng, sẽ diễn ra lễ hội Bà Chúa Kho để tưởng niệm công lao của bà. Đồng thời cũng là dịp để du khách thập phương đổ về cầu bình an, xin may mắn và xin lộc làm ăn. Những người làm ăn kinh doanh thường dâng lên Bà Chúa Kho những mâm lễ lớn cùng sớ cầu kỳ, thực hiện nghi thức vay vốn, mong muốn xin một năm ăn nên làm ra, phát tài phát lộc.
Đền Bà Chúa Kho là điểm đến du xuân, dâng lễ xin lộc không nên bỏ qua khi tìm kiếm các địa điểm đi lễ chùa đầu năm. Khi đến Đền Bà Chúa Kho, du khách có thể mặc bộ vest nữ ống suông, chú ý các nghi thức dâng lễ và hạ lễ để việc nguyện cầu được vẹn toàn.
Du xuân đã trở thành một phong tục thông lệ ngày đầu năm của người dân, mong cầu sức khỏe, bình an và tài lộc cho cả gia đình. Các địa điểm du xuân luôn trong tình trạng quá tải, do phải tiếp đón hàng trăm ngàn du khách tham quan và lễ Phật hàng ngày. Để đảm bảo an toàn sức khỏe và tài sản, mỗi người nên có kế hoạch du xuân chi tiết, chuẩn bị tư trang, hành lý cẩn thận để mỗi chuyên xuất hành vãn cảnh hay dâng lễ xin lộc đều được mãn nguyện như ý.